Kết quả tìm kiếm cho "vùng mía"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 237
50 năm qua, Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, góp phần rất lớn vào thành tích chung của tỉnh và ngành xuất khẩu rau quả Việt Nam. Hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập (30/4/1975 - 30/4/2025), phóng viên Báo An Giang có cuộc phỏng vấn Tổng Giám đốc Công ty Antesco Nguyễn Hoàng Minh về thành tựu 50 năm hình thành và phát triển của công ty.
Mùa bông ô môi nở rộ trên vùng biên giới huyện An Phú mang đến cảnh sắc thơ mộng, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người. Dọc theo mương Tám Xóm ở ấp Phú Trung (xã Phú Hội), hàng cây ô môi trổ bông rực rỡ, tạo nên một khung cảnh tựa như bức tranh thiên nhiên sống động. Những cánh hoa màu hồng phai rơi nhẹ theo gió, phủ kín mặt đất, vẽ nên khung cảnh nên thơ và hoài niệm.
Champasak là một trong những tỉnh lớn nằm ở phía Tây Nam Lào, Champasak giáp các tỉnh Stung Treng và Preah Vihear của Campuchia về phía Nam; Ubon và Ratchathani của Thái Lan về phía Tây. Hai con sông Mekong và Sedon từ ngàn đời lặng lẽ mang nặng phù sa đắp bồi cho vùng đất này thêm trù phú để cây trái sum suê bốn mùa, để miền đất này trở thành nơi sinh sống của bao thế hệ người Lào bản địa. Champasak sở hữu nhiều di sản về văn hóa, kiến trúc, tôn giáo, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Đền Wat Phou, thác Khonephapheng ở Siphandon, chùa Phou Salao - nơi sở hữu tượng Phật dát vàng lớn nhất vùng.
Chiều 25/1, UBND xã Châu Lăng (huyện Tri Tôn) tổ chức hỗ trợ máy móc, nông cụ chuyển đổi nghề cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.
Không chỉ có tên gọi lạ tai, món đặc sản dân dã ở vùng đất Kim Sơn (Ninh Bình) còn gây ấn tượng bởi cách chế biến và thưởng thức thú vị, vừa ngon, vừa giúp giải ngán hiệu quả.
Ngoài phần chả nướng đậm màu, thơm nức, món bún nổi tiếng ở Nghệ An còn hấp dẫn thực khách bởi thứ nước chấm sền sệt, bùi ngậy được phục vụ kèm theo.
Nguồn tài nguyên bản địa vừa là lợi thế tự nhiên vừa là di sản văn hóa và tiềm năng kinh tế độc đáo của mỗi vùng đất. Tại ĐBSCL, tài nguyên bản địa không chỉ là những sản phẩm nông nghiệp, như: Lúa gạo, trái cây, thủy sản, còn bao gồm hệ sinh thái đặc trưng, tri thức truyền thống và văn hóa bản địa phong phú. Phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương qua liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới là chủ đề khá nóng để gia tăng giá trị kinh tế vùng.
Toàn tỉnh An Giang hiện có 152 sản phẩm đã đánh giá và phân hạng theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) từ 3 sao trở lên. Tất cả đều là sản phẩm đặc trưng của tỉnh, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, phong phú về chủng loại, có minh chứng rõ ràng về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm.
Mùa nước nổi về không chỉ mang phù sa bồi đắp cho đồng ruộng tốt tươi, mà còn đem theo biết bao sản vật từ thiên nhiên, như: Cá, tôm, cua, ốc, rau đồng… Thế nên, mùa nước nổi còn là mùa làm ăn, mùa sinh lợi. Người dân có nhiều cách khai thác nguồn lợi thủy sản, đưa về buổi chợ quê bình dị.
Nhận thức rõ vấn nạn ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa, nhất là các sản phẩm dùng một lần, Trần Ngọc Thuận (sinh năm 1996, ngụ ấp Vĩnh Đông, xã Vĩnh Trung, TX. Tịnh Biên) đã trăn trở tìm kiếm giải pháp. Với dự án “Sản xuất chén, dĩa dùng một lần từ giấy lục bình”, Thuận đã xuất sắc đạt giải nhất Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” tỉnh An Giang lần thứ VIII/2024.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, nhờ đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất như: làm đất, thu hoạch, phun thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ 4.0 trong canh tác… cùng với việc Việt Nam áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, ngành đường đã ghi nhận sự “hồi sinh” và tăng trưởng đáng kể. Đặc biệt lần đầu tiên ngành mía đường Việt Nam dẫn đầu khu vực về năng suất đường.
Phát huy vai trò cầu nối giữa nông dân với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, Hội Nông dân huyện Tri Tôn đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm hỗ trợ hội viên nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Điều này mang lại ý nghĩa quan trọng đối với đời sống người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer trên địa bàn huyện.